Thời gian gần đây, món lạp xưởng ướp rượu áp xanh đang được nhiều chị em săn lùng vì mùi vị khác lạ, thơm ngon, khác với món lạp xưởng truyền thống. Vậy rượu áp xanh làm lạp xưởng là gì? Tác dụng của rượu áp xanh ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết này để có câu trả lời chính xác.
Rượu áp xanh làm lạp xưởng là gì?
Rượu áp xanh còn có nhiều tên gọi khác nhau như rượu Absinthe, rượu áp xăng hay rượu áp xanh. Để thu được thành phẩm thì rượu cần trải qua thời gian ướp với tinh dầu của cây ngải đắng.
Rượu áp xanh được dùng để ướp nguyên liệu trong quá trình chế biến ra món lạp xưởng. Người ta sử dụng loại rượu này để ướp vì sẽ giúp thành phẩm khi hoàn thành có mùi vị rất riêng, rất đặc biệt. Đồng thời, còn có tác dụng khác là bảo quản thịt tốt hơn, tránh thịt bị hỏng.
Cùng là món lạp xưởng, nhưng mỗi một vùng miền lại sử dụng các loại gia vị khác nhau nên hương vị cũng có nét đặc trưng riêng. Nếu lạp xưởng ở miền Bắc có vị cay nồng, mặn, béo ngậy, thì lạp xưởng ở miền Tây ướp với rượu áp xanh lại có vị hơi ngọt. Do đó, nếu ai mới ăn lạp xưởng miền tây thì cảm thấy không quen, nhưng nếu đã ăn rồi thì lại càng nghiền.
Nguồn gốc của rượu áp xanh làm làm xưởng
Ở làng Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là những người chuyên làm nghề nấu rượu áp xanh. Không biết thời gian chính xác xuất hiện loại rượu áp xanh, nhưng để pha chế được ra loại rượu nổi tiếng này, người ta phải dùng loại nếp ngon nhất ở địa phương để nấu rượu.
Gạo nếp được lựa chọn để nấu rượu áp xanh phải là loại gạo nếp mới, vừa thơm vừa dẻo. Khi nấu gạo theo kiểu nấu xôi thì người nấu phải lựa làm sao để cho hạt nếp chín đều, không bị cháy. Sau khi xôi chín, cho xôi ra trải mỏng đều trên một chiếc bạt.
Đến khi xôi nguội thì mới bắt đầu rắc men rượu lên, ủ với nhiệt độ ổn định. Men rượu sau khi ủ phải cảm nhận được mùi thơm của rượu và gạo nếp quyện vào nhau tương tự như mùi mật. Có như vậy mới coi là rượu đạt tiêu chuẩn.
Cách làm lạp xưởng ướp rượu áp xanh
Lạp xưởng là món ăn được nhiều người yêu thích, đồng thời là món ăn phổ biến trong văn hoá ẩm thực của người Việt. Để có một món lạp xưởng ngon, ngoài rượu áp xanh ra thì cũng cần có nhiều nguyên liệu khác để tạo nên món ăn hấp dẫn.
Nguyên liệu làm lạp xưởng gồm:
- 1,5kg thịt nạc heo
- 200gr thịt mỡ
- 1 ống rượu áp xanh
- 2 mét ruột già
- Các nguyên liệu khác: 50gr hành tím, 50gr tỏi, 450 mlrượu trắng, 1,5 muỗng canh rượu mai quế lộ.
- Các gia vị gồm: 1/2 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1/2 muỗng canh hạt tiêu, 150gr đường.
Cách làm lạp xưởng
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Băm nhỏ tỏi, cắt lát hành tím cho lên chảo cùng một chút dầu ăn phi thơm lên. Điều chỉnh mức lửa cho, cho hành vào trước và cho tỏi vào sau. Phi đến khi nào hành và tỏi vàng thơm thì tắt bếp.
- Tiếp theo, cho hạt tiêu lên chảo khác rang cho tới khi nào tiêu dậy mùi thơm thì thôi.
- Rửa sạch thịt nạc và thịt mỡ, sau đó xay nhuyễn chung với nhau.
- Ruột già rửa sạch bằng rượu trắng, vừa giúp khử mùi hôi, vừa làm sạch nhớt và bột bẩn. Sau khi làm sạch, để ruột già lên thớt, dùng sống dao phẳng cạo sao cho ruột mỏng dính, không còn chứa bột bên trong. Sau đó, rửa sạch lại với nước nhiều lần cho sạch.
Bước 2: Ướp thịt cùng rượu áp xanh và gia vị
- Tiến hành cho thịt và mỡ vừa xay nhuyễn trộn đều cùng rượu áp xanh, rượu mai quế lộ, 1/2 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1/1 muỗng canh hạt tiêu đã rang.
- Sau đó, mang ra nắng phơi chừng 30 phút, cứ 15 phút lại đảo một lần để đều các mặt. Phơi nắng giúp cho phần mỡ bên trong lạp xưởng có màu trong hơn.
Bước 3: Nhồi thịt vào ruột già
- Các bạn có thể sử dụng một vỏ chai nước suối, cắt bỏ một nửa để làm phễu, lấy đầu của ruột tròng vào miệng chai. Để không bị tụt khi nhồi thịt, hãy dùng dây chun buộc chặt phần miệng chai và phần ruột già lại với nhau. Cho thịt vào miệng chai, bóp dần thịt đã ướp vào bên trong ruột già.
- Bạn nên lưu ý cần buộc dây chun ở phần cuối của ruột già để tránh thịt bị ra ngoài. Chúng ta cũng có thể dùng dây để buộc chia lạp xưởng thành từng đoạn lớn nhỏ tùy ý mỗi người.
Bước 4: Phơi lạp xưởng
Sau khi đã hoàn thành bước nhồi thịt, các bạn cho tất cả lạp xưởng vào hộp và đổ rượu trắng ngập lạp xưởng và tiến hành rửa sơ qua. Điều này sẽ giúp lạp xưởng của bạn có màu đỏ bắt mắt hơn, hấp dẫn hơn.
Sau đó, tiến hành vớt lạp xưởng ra rổ, để ráo và dùng chiếc tăm nhọn để chọc những lỗ nhỏ lên thân của lạp xưởng. Cách này giúp cho lạp xưởng khi phơi dưới nắng sẽ không bị nứt vỏ bên ngoài.
Cuối dùng, phơi dưới ánh nắng trực tiếp khoảng 3 ngày. Lưu ý nên phơi dưới ánh nắng vừa phải, không nên phơi khi nắng quá gắt để lạp xưởng giữ được độ ngon.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về rượu áp xanh làm lạp xưởng là gì, cũng như nguồn gốc và cách chế biến món lạp xưởng tại nhà đơn giản mà vẫn đảm bảo thơm ngon, hấp dẫn.
Một số chủ đề bạn quan tâm