Chủ Nhật, Tháng Tư 21, 2024
Trang chủThông tin mớiPhong Tục Lì Xì Ở Trung Quốc Và Việt Nam Có Thể...

Phong Tục Lì Xì Ở Trung Quốc Và Việt Nam Có Thể Bạn Chưa Biết

Phong tục lì xì ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn được duy trì đến tận ngày nay. Đây là nét văn hóa đẹp và mang nhiều ý nghĩa nhân vân trong những dịp Xuân về. Vậy bạn đã hiểu hết về nguồn gốc của phong tục này chưa? Hãy cùng xem qua bài viết sau nhé.

Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục lì xì

Tại Trung Quốc

Phong tục lì xì ở Trung Quốc được gọi là “Hongbao”. Đây là một phần quan trọng của văn hóa và truyền thống của nước họ. Màu đỏ chính là biểu tượng tượng trưng cho sự may mắn và đoàn kết trong văn hóa Trung Quốc. Vì vậy bao lì xì luôn luôn được làm màu đỏ. Tuy nhiên, người Trung Quốc tránh sử dụng con số 4 trong số tiền bên trong bao lì xì vì con số này tượng trưng cho chữ Tử, nghĩa là chết chóc trong văn hóa của họ.

Bao lì xì của người Trung Quốc thường được dán kín. Việc này có ý nghĩa cho sự bí mật về số tiền bên trong, tạo thêm sự tò mò khi người nhận mở ra. Đặc biệt, đứa trẻ sau khi nhận được lì xì thường không mở nó ra ngay lập tức. Thay vào đó, họ giữ bao lì xì dưới gối và chỉ mở nó ra sau khi khách đã về. Hành động này mang ý nghĩa bảo vệ đứa trẻ khỏi những điều xấu có thể xảy ra trong năm mới, đồng thời tạo sự an toàn và che chở.

Phong tục lì xì này có nguồn gốc lâu đời trong truyền thống và tín ngưỡng của người Trung Quốc. Chúng vẫn tiếp tục tồn tại và được thực hiện mỗi dịp Tết Nguyên Đán.

Tại Việt Nam

Từ thời xưa tại Việt Nam, phong tục lì xì thường chủ yếu là việc đặt những đồng tiền xu vào bao lì xì giấy màu đỏ, hồng hoặc được trang trí vàng son nổi bật. Tuy nhiên, ngày nay, việc sử dụng tiền xu trở nên hiếm hoi hơn và tiền giấy thường thay thế. Đặc biệt, số tiền trong bao lì xì thường là số nhỏ, mang ý nghĩa rằng mừng tuổi cho các bé và mong rằng các bé sẽ luôn học giỏi, chăm ngoan.

Thường thì người lớn hơn thường trao lì xì cho trẻ em trong dịp Tết và trẻ em luôn tỏ ra vui vẻ, tươi cười để xua đuổi điều xấu. Ngày nay, phong tục lì xì ở Việt Nam đã phát triển hơn, bao gồm việc con cái lì xì mừng tuổi cho ông bà và cha mẹ. Điều này thể hiện tinh thần nhân văn và đoàn kết trong gia đình. Đây cũng là một nét đẹp của văn hóa Việt Nam cần được thúc đẩy và duy trì.

Đặc biệt, khi trao lì xì cho nhau, mọi người thường kèm theo những lời chúc như “Vạn sự như ý” “An khang thịnh phượng” “Phát tài phát lộc”… với hy vọng rằng mọi việc trong năm mới sẽ thăng tiến và suôn sẻ, mang lại may mắn và thịnh vượng.

Lời kết

Như vậy là bạn vừa tìm hiểu xong về phong tục lì xì ở Trung Quốc và Việt Nam. Mong rằng bạn đã hiểu rõ tường tận về nguồn gốc và ý nghĩa của chúng.

Tùng Phương Food

Có thể bạn quan tâm

+ Tết Đoan Ngọ Ở Việt Nam Hay Cúng Gì? Luận Giải Cùng Chuyên Gia

+ Tết chọn Hàn Quốc đi du lịch ngày càng trở nên xu hướng

+ Tại sao nên chọn khô bò tặng nhau dịp Tết?

+ Khám phá chi tiết từ A – Z về chợ nổi Pattaya tại Thái Lan

+ Lựa chọn quà Tết nên chọn một loại hay nhiều loại khác nhau

spot_img
TPFOOD
TPFOODhttps://tungphuongfood.com.vn
Chuyên trang TPFOOD ngoài việc giới thiệu về các sản phẩm khô bò, khô nai, bò một nắng, muối kiến vàng và các địa danh du lịch tại Gia Lai. Chúng tôi còn giới thiệu các địa danh nổi tiếng trong và ngoài nước, cũng như ẩm thực Việt Nam với bạn bè trong và ngoài nước.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT YÊU THÍCH

Recent Comments