Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024
Trang chủKhám pháMuôn vẻ các lễ hội đặc sắc tại Gia Lai

Muôn vẻ các lễ hội đặc sắc tại Gia Lai

Du khách đến Gia Lai không chỉ bị hấp dẫn bởi khung cảnh thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ mà còn bởi các lễ hội đặc sắc tại Gia Lai đậm chất văn hóa Tây Nguyên. Cùng khám phá những nét đặc trưng của lễ hội sau đây.

Các lễ hội đặc sắc tại Gia Lai

Lễ hội Gia Lai chính là điểm nhấn trong cuộc hành trình khám phá vùng đất này, mang đậm nét đặc trưng văn hóa buôn làng.

Lễ hội cơm mới

Vào tháng 1, tháng 2 dương lịch, cứ mỗi năm một lần, khi toàn bộ lúa chín đã được thu hoạch hết thì cũng là lúc người dân làng chuẩn bị các lễ vật để mừng lúa mới.

Lễ cơm mới chính là cầu mong cho ruộng nương, mùa thu hoạch mới được mùa, nhiều lúa thóc. Quan trọng hơn nữa là tôn vinh hạt thóc, tạ ơn thần lúa và Giàng đã ban cho. Vì vậy, tập tục cúng Giàng, cúng thần sông suối, thần mưa, thần mùa màng, thần trời luôn được chú trọng. Lễ hội này thường được tổ chức ở nhà rông hay nhà riêng, khi đó chủ nhà sẽ mời anh em, bạn bè tới ăn uống chung vui. Nhà nào càng đông khách đến dự chứng tỏ rằng nhận được nhiều vinh dự lớn. Lễ hội này mang đậm tín ngưỡng vạn vật hữu linh.

Lễ hội đâm trâu

Lễ hội này thường sẽ diễn ra vào khoảng đầu tháng chạp năm trước cho đến tháng 3 âm lịch năm sau. do người Gia Rai (tổ chức trong 1 ngày rưỡi) và Ba Na (tổ chức trong 3 ngày) cùng với cả buôn làng tại nhà rông.

Con trâu sẽ được cột quanh cây nêu, sau đó một thanh niên lực lưỡng sẽ đại diện ra đâm trâu và dùng máu trâu hoa rượu để cúng Giàng. Thường lễ hội này được tổ chức và những dịp mừng thắng lợi, khánh thành nhà rông, lễ xóa điềm xấu, lễ cầu an cho cả buôn hay tạ ơn thần linh.

Lễ hội cầu mưa

Là lễ hội đặc trưng của Gia Lai trước khi bước vào mùa trồng tỉa. Lễ cầu mưa có thể được tổ chức theo cộng đồng hay gia đình tùy theo từng tộc người. Lễ hội sẽ được diễn ra tại bến nước, người dân sẽ đắp một đám đất lên tượng trưng cho đám rẫy. Trên bàn sẽ bày biện những vật lễ như: một chiếc gùi có treo thịt xung quanh, một ghè rượu, 2 khúc hồ lô cắt ngắn để đựng rượu, thịt và 3 ống nứa tượng trưng cho công cụ chứa nước mưa.

Lễ hội bỏ mả

Đây là lễ hội lớn và tinh túy nhất tại Tây Nguyên. Khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp ra nụ, nở hoa chính là lúc tổ chức lễ bỏ mả. Lễ hội này có ý nghĩa tiễn đưa linh hồn người đã khuất về với tổ tiên và giải phóng cho người ở lại khỏi những ràng buộc với người ra đi. Lễ thường diễn ra trong 3 ngày với các bước: dựng nhà mồ, lễ bỏ và lễ rửa nồi.

Lễ hội cúng bến nước

Lễ hội này được tổ chức hàng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu. Bắt đầu là lễ cúng tổ tiên, sau đó là cúng Giàng cầu mưa. Kết thúc là những cô gái mặc trang phục truyền thống và mọi người sẽ theo thầy cúng tới bến nước đầu buôn để gùi về những bầu nước mát ngọt. Sau đó, tất cả mọi người sẽ cùng nhau ăn uống trong âm hưởng cồng chiêng Tây Nguyên.

Lời kết

Có thể thấy, mặc dù ngày nay cuộc sống của người dân Gia Lai đã tiến bộ, văn minh hơn rất nhiều. Nhưng các lễ hội đặc sắc tại Gia Lai vẫn luôn giữ được nét đặc trưng riêng trong văn hóa lễ hội và cần được lưu trữ và bảo tồn.

Tùng Phương Food

Có thể bạn quan tâm

+ Cách làm thịt bò khô có màu đỏ đẹp hấp dẫn

+ Cách làm món cơm cháy chà bông thơm ngon đơn giản tại nhà

+ Các món khô để nhậu cực ngon bạn nên lưu vào danh sách

+ Cách làm lạp xưởng Tây Bắc ngon đúng chuẩn vị

spot_img
TPFOOD
TPFOODhttps://tungphuongfood.com.vn
Chuyên trang TPFOOD ngoài việc giới thiệu về các sản phẩm khô bò, khô nai, bò một nắng, muối kiến vàng và các địa danh du lịch tại Gia Lai. Chúng tôi còn giới thiệu các địa danh nổi tiếng trong và ngoài nước, cũng như ẩm thực Việt Nam với bạn bè trong và ngoài nước.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT YÊU THÍCH

Recent Comments