Đến với chùa Bửu Minh Gia Lai bạn sẽ phải mê mẩn trước những kiến trúc được xây dựng vô cùng độc đáo tại đây. Được ví như viên ngọc quý của trời đất Gia Lai, ngôi chùa này đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh đáng trải nghiệm. Cùng mình tìm hiểu rõ hơn về ngôi chùa này dưới bài viết này nhé!
Đôi nét về chùa Bửu Minh
Vào đầu thế kỷ XX, cư dân ở vùng đất Tây Nguyên đã dựng ngôi làng mang tên “xóm Cỏ May”. Giữa chốn “rừng thiêng, nước độc”, người dân đã lập ra “Sơn Hải miếu” – tiền thân của chùa Bửu Minh ngày nay.
Chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh), là ngôi chùa lâu đời nhất của phố núi Gia Lai. Cách trung tâm thành phố Pleiku hơn 15 km về phía Bắc, ngôi chùa này hướng về phía Tây, nhìn về Biển Hồ nước, tựa phía sau là Tiên Sơn… Đây chính là vị trí địa lý và phong thủy hài hòa cho sự ra đời của ngôi chùa.
Trong suốt gần một thế kỷ, chùa Bửu Minh đã trải qua 5 lần thay đổi thầy trụ trì. Từ năm 1989 đến nay là Thượng tọa Thích Giác Tâm (hay còn được gọi là thầy Giác Tâm).
Điểm du lịch tâm linh giữa phố núi đại ngàn
Sở hữu kiến trúc cổ đại xen lẫn chất hiện đại, nơi đây nhanh chóng trở thành điểm du lịch tâm linh lý tưởng mỗi khi nhắc đến vùng đất Gia Lai.
Thời gian thích hợp để ghé thăm vùng đất này
Thời điểm thích hợp nhất để đến thăm ngôi chùa cổ kính này khoảng chừng tháng 12 đến tháng 1, khi trời đang chuyển mình từ đông sang xuân. Đến với mảnh đất Gia Lai vào thời gian này giúp bạn cảm thấy thư thái, thoải mái hơn nhờ khí hậu tương đối mát mẻ, dễ chịu.
Bạn nên đến đây vào những buổi sớm mai để được hòa mình vào thiên nhiên núi rừng, để được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh sắc chùa ẩn hiện trong biển mây đẹp mê hồn. Khiến bạn ngỡ như đang đi lạc vào cõi mơ.
Vẻ đẹp cổ kính tọa lạc giữa Gia Lai mang tên chùa Bửu Minh
Chùa Bửu Minh Gia Lai mang dáng dấp chùa Việt, thiền vị, thanh thoát được điểm tô bởi lối kiến trúc độc đáo. Tọa lạc trong không gian xanh mát, giữa bát ngát đồi chè, hàng thông trăm tuổi, ngôi chùa này đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút khách thập phương.
Bửu Minh khoác lên mình khung cảnh yên bình kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc chùa cổ cùng kiểu dáng chùa hiện đại. Phần đầu đao của mái chùa và mái tháo được thiết kế tựa dáng một con thuyền độc mộc. Diện tích của chánh điện là 520m và chiều cao của tháp lớn là 47,25m.
Nét riêng có của ngôi chùa này là chỉ có duy nhất một đòn dông, với một mái trước và một mái sau dốc đến 45 độ. Chúng tạo nên dáng vẻ cao vút và thanh thoát như mái nhà rông – sức sống của mảnh đất Tây Nguyên.
Với những dấu ấn mang phong cách riêng, kiến trúc ngôi chùa này chính là sự kế thừa và phát triển có chọn lọc những giá trị văn hóa vật thể trên toàn thế giới, góp phần điểm tô và khắc họa phong phú vào quần thể kiến trúc tôn giáo tại mảnh đất Gia Lai.
Bước vào khuôn viên chùa, bạn sẽ hoàn toàn say đắm trong cảnh sắc bình yên, thanh tịnh. Đưa bạn tìm đến sự yên bình trong chính tâm hồn của mình, xua tan đi những lo toan bộn bề của cuộc sống.
Lời kết
Ghé thăm chùa Bửu Minh Gia Lai, chắc chắn là trải nghiệm đáng thử cho những ai mong muốn có những phút giây được đắm chìm giữa không gian thanh tĩnh. Bao nhiêu muộn phiền, buồn não dường như sẽ nhường chỗ cho sự bình yên, thư thái. Nếu có cơ hội, bạn hãy ghé thăm địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng này nhé!
Có thể bạn quan tâm
+ Bò một nắng Gia Lai mua ở đâu để đảm bảo uy tín, chất lượng?
+ Cách làm sốt cà chua sườn ăn với rau sống thơm ngon, đậm đà
+ Cách làm khô bò chay đậm vị lạ miệng tại nhà
+ Nhộn nhịp du khách xin vía Bà Chúa xứ núi Sam dịp Tết Nguyên Đán